Loading...
ditichlamkinh.com.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

Các di tích vệ tinh 1


ĐỀN THỜ LÊ LAI (ĐỀN TÉP) Đền thờ Lê Lai thuộc làng Tép xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia vùng đất này có tên gọi là thôn Dựng Tú, sách Đức Giang, phủ Thanh Hóa.

 

Vào thế kỷ 15 tương truyền rằng một lần Lê Lợi đi chiêu binh qua dòng suối trước làng, vì nóng quá xuống rửa chân thì tép bám đầy chân, vì vậy Lê Lợi đặt ngay tên là làng Tép. Làng Tép ngày nay là một bản nhỏ của xã Kiên Thọ, dân tộc Mường chiếm 80% dân số, làng Tép với núi đồi suối nước đã tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình nhưng điều đặc biệt là mảnh đất làng Tép nơi sinh ra Phúc Quốc Công Lê Lai, một tấm gương tráng liệt đã sả thân cứu chúa trong lịch sử dân tộc.

Lê Lai sinh năm 1355 mất năm 1419, là người cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả, lẫm liệt, giàu lòng yêu nước căm thù giặc.

Năm 1416 Lê Lai và Lê Lợi cùng 17 người tổ chức hội thề Lũng Nhai, tại hội thề Lê Lai là người đứng thứ 2 sau Lê Lợi, Lê Lai được trao chức tổng quản phủ đô tổng quân, tước quan nội hầu.

Năm 1419 khi nghĩa quân bị giặc Minh vây hãm trên núi Chí Linh không còn đường rút lui, tình hình cấp bách, Lê Lai phải đổi áo bào cho Lê Lợi lều mình cứu chúa và bảo vệ lực lượng, Lê Lai cưỡi voi xông ra trận phá vòng vây nhưng do lực lượng quân địch quá mạnh và Lê Lai đã bị bắt đem về Đông Đô tra tấn và xử chém.

Để tưởng nhớ người có công với dân tộc, với giang sơn xã tắc và sự trân trọng ngưỡng mộ của nhân dân làng đã xây dựng đền thờ Lê Lai và phu nhân ngay bên cạnh.

Đền thờ Phúc Quốc công Lê Lai còn có tên gọi là đền Tép theo cách gọi của địa phương vì được xây dựng ở làng Tép.

Cách khu di tích Lam Kinh khoảng 6km về phía Tây đền được xây dựng vào năm Thái Hòa thứ 7 triều vua Lê Nhân Tông (1450). Theo tài liệu hiện có thì đền được trùng tu một lần Bảo Đại thứ 14 (1939). Năm 1971 dân làng đã dựng lại một ngôi nhà gỗ lợp kè 8 mái trên nền tiền đường cũ với kiến trúc hình chữ đinh. Nằm trên sườn đồi quay mặt về phía Đông Nam. Nhìn ra hồ nước và cánh đồng, với vị trí đẹp theo thuyết phong thủy, đất tụ linh, tụ phúc, hổ chầu, long tụ.

Nhà tiền đường là nơi dừng chân đầu tiên của du khách trước khi vào tế lễ, ngôi nhà 8 mái lợp kè, bố trí vì kèo đơn giản với 20 chân cột. Năm 1997 Nhà nước đã đầu tư kinh phí trùng tu tôn tạo lại nhà tiền đường trên nền móng cũ theo lối kiến trúc chồng rường giá chiêng, toàn bộ kiến trúc được lắp ghép thông qua hệ thống cột xà kẻ bẩy có độ chính xác cao. Đề tài cham khắc trang trí là hoa văn vân mây sóng nước, xen lẫn hoa lá cách điệu. Tiền đường có chiều dài 12m, rộng 9.5m, bên trong đặt hương án bằng gỗ sơn son thếp vàng, trên hương án có long ngai và bài vị, phía trên cùng là bức đại tự cùng 2 câu đối.
           Hậu cung trùng tu lần cuối vào năm 1944 trên thượng lương còn ghi “Hoàng Triều Bảo Đại thập niên cửu tuế thứ Giáp Thân tức năm Giáp Thân thứ 19”. Kiến trúc hậu cung là “Thượng sàng hạ mộ”. Phần móng nhà tương đương với phần mộ, vật liệu kiến trúc bằng gỗ, móng xây bằng đá xanh, nhà bố trí vuông vắn có chiều dài 9.5m rộng 9m. Kết cấu với 3 hàng cột hiên kê trên tảng đá xanh. Bên trong là bàn thờ xây bằng gạch theo hình vòm cuốn, trên đặt tượng Lê Lai tạc bằng gỗ mít sơn đỏ và sơn đen ngồi trong ngai, chân đặt lên 2 con sư tử, phía dưới là bát hương và đồ thờ. Trên cùng là bức đại tự “Thiên cổ anh linh” nghĩa là “ Anh linh mu«n thuë”, hai bên là hai câu đối bằng gỗ “Lê triều hiển hách trung lương tướng

                  Nam Quốc phương danh thượng đẳng thần”

Có nghĩa là:

                    “Lê triều nổi bật trung lương tướng

                  Năm Quốc thơm danh thượng đẳng thần”

Bên cạnh hậu cung là đền thờ đức chúa bà nương A Thiện vợ Lê Lai (đền thờ mẫu). Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ đinh, tiền đường và hậu cung liền nhau, tường xây bằng gạch dày với 3 vòm, trên có lưỡng long chầu nguyệt, rồng bay phượng múa, xen lẫn các họa tiết vân mây sóng nước. Bên đầu hồi đắp nổi hình hổ phù, kiến trúc vì kèo đơn giản (chồng lên tường), vật liệu chủ yếu bằng gỗ lim lợp ngói, trên thượng lương còn ghi “Hoàng triều Bảo Đại thập cửu niên tuế thứ Giáp Thân” tức “Năm Giáp Thân thứ 19”.

Đền thờ Lê Lai được xây dựng rất hài hòa nằm trong khuôn viên tường bao quanh 828m2 dưới những tán cây đại thụ nhìn từ xa đền ẩn hiện dưới những tán lá xanh, vừa thanh cao, vừa thiêng liêng huyền ảo. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử và thời tiết khắc nghiệt nhưng với sự quan tâm của nhà nước và nhân dân đền Lê Lai đã được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia, nơi thờ tự tưởng nhớ vị tướng tài đã có công lao to lớn với nhân dân với triều đình được sử sách ghi nhận, được nhân dân tôn kính cho đến ngày nay như câu ca dao 21 Lê Lai 22 Lê Lợi

 

ĐỀN THỜ BÀ CHÚA CHẦM

        Đền thờ bà chúa Chầm nằm trên địa bàn làng Chầm, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. Từ khu di tích lịch sử Lam Kinh theo đường Hồ Chí Minh hướng đi Ngọc Lặc khoảng 6 km đến ngã ba Si, rẽ trái theo con đường liên xã đi Phùng Minh, Nguyệt Ấn và Phùng Giáo, khoảng 10 km là đến đền thờ bà chúa Chầm.

        Theo câu chuyện truyền ngôn của nhân dân quanh vùng còn lưu giữ cho biết, bà chúa Chầm là một người con gái hiền lành, phúc hậu, nhà chỉ có hai mẹ con. Trong 10 năm gian khổ chống giặc Minh, nhiều lần nghĩa quân Lam Sơn đã rút lên vùng núi phía Tây, một trong những lần đóng quân ở đây, Bình Định Vương Lê Lợi đã gặp mẹ con bà, được hai mẹ con giúp đỡ rất nhiều. Cảm phục trước tấm lòng vì nước, vì dân, hết lòng giúp đỡ quân sĩ, đây cũng là địa phương tham gia, đóng góp nhiều công sức cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến thắng lợi. Sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, đóng đô ở Đông Kinh (kinh thành Thăng Long), nhà vua cho đón bà ra hoàng cung ở, cũng như những cung phi khác. Trong một lần về thăm quê làm giỗ mẹ, thuyền chở bà cùng cả đoàn theo dòng sông Âm đến đoạn sông Hón Vắng (xa vắng), nay thuộc đại phận xã Phùng Giáo, thì gặp bảo, thuyền bị chìm và bà đã mất tại đây (Hón Vắng). Thi hài của bà được an táng trên đồi cao (Đồi Lăng). Để tưởng nhớ đến công lao của bà, nhân dân địa phương đã lập đền thờ tại làng để thờ, tên đền thờ cũng là tên của làng, đó là làng Ctầm và đền thờ bà chúa Chầm. Dân gian quen gọi là đền thờ bà chúa Chầm, tôn bà là vị thần che chở, bảo vệ cho dân làng.

        Năm Đại Bảo thứ 9 (1934), triều đình đã ban sắc phong Mỹ tự cho bà là: Trinh Uyển tôn thần (vị thần có tấm lòng trung trinh).

          Sắc phong: "Chòm Chầm, xã Phùng Giáo, tổng Vân Am, châu Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, thờ phụng vị cung phi tiên bà Tôn Thần, là vị thần đã bảo vệ đất nước, che chở cho nhân dân rất là linh thiêng.

        Nay xét thấy, công đức của thần (tức bà chúa Chầm) mà phong cho thần là Trinh Uyển tôn thần và cho phép chòm Chầm thờ phụng chu đáo để mong được vị thần bảo vệ cho đất nước, che chở cho nhân dân.

         Kính cẩn thay! Ngày 27 thánh 07 năm Đại Bảo thứ 9 (1934). (người dịch Trịnh Ngữ (nguyên trưởng Ban QLDT Lam Kinh).

Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng cho biết, đền thờ bà chúa Chầm được xây dựng vào thế kỷ XVI- XVII. Đến những năm 1958- 1960, trong phong trào bài trừ mê tín dị đoan, người dân đã phá dỡ ngôi đền, đem chân tảng làm những công trình phúc lợi. Hiện nay vết tích đền cũ chỉ còn lại một số chân tảng bằng đá, cùng với một số hiện vật là đồ thờ.

        Để tưởng nhớ công lao của bà, năm 1997 nhân dân địa phương cùng dòng họ Lê, do ông Lê Trung Phú đã đứng ra quyên góp tiền của để dựng lại ngôi đền mới trên nền đất cũ để thờ phụng bà.

 

 

 ĐỀN LÊ LÂM

 

Đền nằm tại trung tâm làng Chuối, vào thời Lê vùng đất này có tên là Sách Tiến Dực huyện Lương Giang phủ Thiệu Thiêntrấn Thanh Hoá, đến thời Lê Trung Hưng thì vùng đất này đổi tên thành Phùng Dực (còn có tên khác là Mường Bằng), sau năm 1945 đổi thành xã Phùng Giáo - Ngọc Lặc

Theo thần phả và tộc phả họ Lê được lưu giữ tại gia đình ông Lê Văn Học ở làng Chuối - Ngọc Lặc Lê Lâm sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, thi, thư, lễ nghĩa đời đời hiển vinh, ông là con thứ hai của Lê Trụ và bà Trịnh Thị Sơn, Lê Lâm bẩm sinh thông minh, mặt vuông, tai to, khôi ngô tuấn tú, thân thể cao lớn khác hẳn với người thường. Đến năm 20 tuổi văn võ song toàn, có tài cưỡi ngựa, bắn tên nổi tiếng trong vùng. Sau khi cha mất ông ở lại quê thủ tang hiếu đồng thời xuất của cải trong nhà giúp đỡ mọi người và cùng mọi người tập luyện binh mã, làm ăn sinh sống.

Năm Kỷ Hợi (1479) tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công có ý làm phản, y xui người Lào đem quân quấy nhiễu vùng miền Tây nước ta, lúc này Vua xuống chiếu tìm người tài. Lê Lâm cùng 41 gia thần của mình xin nhập đội quân triều đình cùng các tướng Lê Thọ Vực, Trịnh Công Lộ, Lê Lộng… chia làm 5 đạo quân tiến đánh Ai Lao, trận này quân ta toàn thắng. Về sau họ Cầm ở xứ Bồn Man lại tạo phản Vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh cùng các tướng và Lê Lâm tiễu phạt, quân giặc thua to. Sau khi dẹp yên giặc nhà vua xét công lao phong Lê Lâm chức Tả Bộc Xạ Bình Bộ Thượng Thư và gả con gái thứ 3 cho nhưng ông không lấy mà chỉ nhận chức. Ông làm quan vài năm rồi cáo quan về quê tại Sách Tiến Dực nay thuộc Phùng Giáo- Ngọc Lặc sinh sống. Vua cho ông cai quản một vùng đất rộng lớn phía Tây, về sau Vua lại ban cho ông chức Đô Uý Phò mã Lương quốc công. Sau khi ông mất được táng tại xứ Đồng Tre( Ngọc Lặc) ban sắc chỉ cho nhân dân sách Tiến Dực lập đền thờ.

Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI được làm bằng gỗ Mít, lợp ngói vẩy, nhà Tiền đường có 3 gian (hiện còn dấu tích của mặt bằng và chân tảng đá). Trải qua gió núi mưa ngàn, cùng sự biến cố thăng trầm của lịch sử ngôi đền trước kia không còn. Năm 1962 trong phong trào bài trừ mê tín ngôi đền bị phá huỷ hoàn toàn. Năm 1995 nhân dân địa phương quyên góp tiền của xây dựng lại ngôi đền trên nền đất cũ. Mặt tiền quay về hướng nam, phía sau có núi Thiền làm hậu Chẫm. Tổng diện tích 20m2 gồm 2 gian (gian trong đặt bàn thờ, gian ngoài để hành lễ). Tuy đền cổ không còn nhưng dòng họ lê Lâm còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử tại đền gồm: “bản tộc phả chữ Hán được biên soạn vào thời Lê , Thần phả bằng chữ Hán, sắc phong thời Nguyễn năm Bảo Đại thứ 10 (1935). Hiện vật thờ cúng gồm Long ngaiMâm Bồng, đài rượu, chân đèn bằng gỗ, 1 quả chuông đồng, ông cắm hương, lư hương đá cùng áo tế thêu hổ phù, cầu vai áo bằng vải, thuỷ môn bằng vải thuê hoa lá.

Đền Thờ Lê Lâm là di tích lịch sử văn hoá, nơi thờ tự tưởng nhớ một nhân vật lịch dử có công trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Ngôi đền hiện nay không còn giữ được vẻ nguyên sơ như ban đầu nhưng công lao của ông không bao giờ phai nhạt trong tâm thức của người dân. Ngôi đền mới dựng tuy giản dị nhưng là cả tấm lòng của người dân đời sau bày tỏ lòng thành kính với ông.

 

 

NÚI DẦU

 

Núi Dầu là một trong những vị trí rất quan trọng làm hậu chẩm cho toàn bộ khu trung tâm điện miếu Lam Kinh. Từ lăng vua Lê Thái Tổ đi sâu vào bên trong khoảng 500 m chính là núi Dầu (núi có độ độ cao 62m). Văn bia Vĩnh lăng có ghi "Tằng tổ của vua là  Hối, ngư­ời phủ Thanh Hoa. Một ngày kia đi chơi Lam sơn, thấy đàn chim bay l­ợn dư­ới chân núi Lam tựa như­ vẻ đông ng­ười tụ họp cho rằng chỗ này đất tốt liền dời nhà đến ở" núi Lam chính là núi Dầu và trong "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi cũng đã nhắc đến: "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình" núi Lam  Sơn hay còn gọi là Du sơn là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nh­­ưng ngày nay chúng ta biết nhiều hơn với tên gọi núi Dầu và sở dĩ ngọn núi lịch sử này có tên gọi là núi Dầu bởi vì truyền thuyết rằng: Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, ông đã tìm ngọn núi ở gần vùng đất Lam Sơn, cho quân đêm đêm đốt đèn trên ngọn núi ấy gọi là đèn chiêu quân. Đèn thắp đêm này qua đêm khác để chứng tỏ tinh thần bất khuất và quật cư­­­ờng, cuộc khởi nghĩa vẫn sáng soi cho nghĩa sĩ bốn phư­­­ơng biết hư­­­ớng tìm về Lam Sơn tụ nghĩa.

Dầu thắp đèn và ban đêm thắp trong trại bàn việc quân cơ cần dùng rất nhiều, nên phải có ngư­­­ời th­ư­­ờng xuyên tiếp tế dầu. Có một ng­­­ười đàn bà ở dư­­­ới xuôi lên, đem dầu bán cho trại chủ Lam Sơn. Để giữ đ­­­ợc bí mật, Lê Lợi cho quân nhận dầu ở trư­­­ớc ngọn núi thắp đèn và chỉ mua dầu của ng­­­ười đàn bà ấy mà thôi. Bà hàng Dầu ngày ngày gánh dầu lên bán cho nghĩa quân, do đi lại nhiều lần, quân Minh dò biết, đã đón đ­­­ường bắt bà hàng dầu mang về tra khảo cực kỳ dã man nhưng bà không hề hé răng nửa lời, cuối cùng chúng đã giết bà. Lê Lợi nghe tin rất cảm động về lòng yêu nư­­­ớc của ngư­­ời đàn bà này. Sau khi bà hàng dầu bị giết có một thời gian quân không đủ dầu thắp ngọn đèn trên núi không còn le lói như­­ ­ x­­­ưa. Lê Lợi đã nhớ ơn bà và đặt tên cho ngọn núi ấy là núi Dầu. Tên núi Dầu vẫn còn tồn tại đến bây giờ.

 

  CHIÊU ANH QUÁN - ĐỀN NGỌC LAN

 

 Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan thuộc khu 1- TTLam Sơn- huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa, nằm bên hữu ngạn sông Chu. Cách di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 1km đến ngã ba rẽ trái 300m là tới di tích.

 Theo nhà nghiên cứu Lê Xuân Kỳ kể lại rằng: Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan được xây dựng lại to lớn hơn vào thời Nguyễn, xưa kia chỉ là một đền thờ nhỏ lợp bằng tranh tre, nứa lá dựng trên một gò đất cao đằng sau có rừng Lim, quay mặt về hướng đông nam liền kề sông Nông Giang( sông đào thời Pháp thuộc), hai bên có núi Chủ Sơn và núi Mục Sơn làm tiền án tả hữu.

Dưới thời Lê Lợi, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra các khai quốc công thần từ khắp nơi trong nước về đất Lam Sơn tụ nghĩa. Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan chính là nơi chiêu binh đầu tiên ( trạm thông tin liên lạc) trước khi nghĩa quân vào Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa, trong đó có Nguyễn Thận, Nguyễn Xí, Lê Đạt, Lê Phần, Nguyễn Nhữ Lãm, Lê Văn An, Lê Bổng….

Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi , các vị khai quốc công thần thời Lê đã được thay tên đổi họ và lấy họ Vua. Để tưởng nhớ công ơn các vị khai quốc , nhân dân đã lập đền thờ. Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan thờ 7 vị khai quốc công thần thời Lê đó là: Nguyễn Xí, Nguyễn Nhữ  Lãm( Lê Nhữ Lãm), Nguyễn Thận( Lê Thận), Lê Văn An, Lê Bổng, Lê Phần, Lê Đạt.

Theo bà Đàm Thị Lý 78 tuổi, người trông coi đền kể lại rằng: Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan không những thờ 7 vị khai quốc công thần thời Lê có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn  mà còn là nơi thờ cô bé Ngọc Lan. “Xưa kia có một người con gái không chồng mở quán bán nước dưới gốc cây hoa Ngọc Lan, nghĩa quân Lam Sơn đã dừng chân nơi đây và làm cơ sở tuyển quân, được cô gái bán nước đưa đón, giúp đỡ, khi có giặc minh truy đuổi nghĩa quân Lam Sơn cô bán nước chính là người che dấu quân sỹ, đánh lạc hướng để giặc Minh không tìm được mục tiêu. Khi cô bán nước chết đi, nhân dân lập đền thờ dưới gốc cây hoa Ngọc Lan , vì vậy gọi là đền Ngọc Lan- Chiêu Anh Quán”.

Hiện tại, Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan đã được trùng tu, tôn tạo lại trên nền móng cũ và có mở rộng thêm ra hai bên với diện tích khoảng 200mm, xung quanh được bao tường khép kín để bảo vệ.

Không gian nội thất đồ thờ ở trong đền được sắp xếp như sau: Tính từ cổng đền vào phía bên trái, bàn trong cùng là nơi thờ 7 vị khai quốc công thần thời Lê: Lê Thận, Lê Nhữ Lãm, Lê Văn An, Lê Đạt, Lê Phần, Lê Bổng, Nguyễn Xí. Bát hương ở giữa là thờ hội đồng các quan, hạ ban là nơi thờ Ngũ Hổ Nam Dinh.

Trong đền có các tượng: Tượng phật Tổ, tượng phật Bà Quan âm, tượng Bồ Tát và tượng Nguyễn Xí( được làm vào khoảng những năm 1990- 1991).

Phía bên phải tính từ ngoài đền di vào gọi là Lầu Cô: có một bát hương thờ cô bé Ngọc Lan và tượng cô chủ điện. Ngoài sân đền còn có 2 bát hương: một bát hương thờ Mẫu Cửu Thượng Thiên và một bát hương thờ thần kim quy( thần rùa do cô Lan ở xã Thọ Diên vớt được rùa dưới sông Nông Giang mang về nhà thờ cúng được 3 năm dâng lên đền ).

Hiện nay, Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan chỉ còn lại duy nhất một bát hương bằng đá khoảng thế kỷ 15: Bát hương đã bị sứt 2 quai, trang trí chạm khắc trên bát hương rất tinh xảo và rõ nét. Mặt trước bát hương khắc mặt hổ phù, xung quanh 4 bên có hình hoa sen và rồng chầu mặt nguyệt rất đẹp, bát hương này đang được chủ Đền lưu giữ. Đây là một trong những đồ thờ có giá trị để có thể nghiên cứu về quá trình hình thành , tồn tại ,phát triển của đền.

Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan được xây dựng rất hài hòa dưới tán cây cổ thụ( Ngọc Lan), lá xanh, thanh cao góp thêm phần linh thiêng huyền ảo. Đến viếng thăm di tích, du khách cảm nhận được vẻ đẹp, tính linh thiêng được nhân dân bảo tồn, gìn giữ theo thời gian cho nên không lúc nào mất mùi hương thơm và đặc biệt là mùi thơm của hoa Ngọc Lan, lan tỏa vào không gian, hòa quện với cảnh quan thiên nhiên, tâm limh của đền.

Ngày nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc được bảo vệ và phát huy. Chính vì vậy, ngày 09/1/1993 Chiêu Anh Quán- Đền Ngọc Lan được UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định công nhận là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

  

ĐÌNH HÀO LƯƠNG

 

 Đình Hào Lương xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm khu di tích lịch sử Lam Kinh 3km về phía Đông Nam. Đây là vùng đất cổ gắn liền với nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV. Đình toạ lạc trên gò đất cao, quay hướng Nam nhìn về sông Lương (sông Chu), người dân trong làng cho rằng đây là khu đất đắc địa nhất được người xưa chọn là thế "Vượng khí" để dựng Đình. "Bên tả có Thanh long , bên hữu có Bạch hổ". Nhân dân làng Hào Lương  xây dựng Đình để thờ cúng tỏ lòng ngưỡng mộ tôn kính, cúng tế các bậc tiền nhân, linh hiển đã có công giúp nước, hộ dân, đồng thời cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá của làng Hào Lương qua các thời kỳ.

Theo sử sách cùng với cứ liệu bài vị Hoàng Việt khai quốc công thần chi bi, do Lê Bá vâng sao năm Thành Thái thứ 18 (1906) thì Đình Hào Lương lập để thờ cúng bảy vị Thất tính tiên công gồm: Lê Văn Đắc, Lê Viết Khả, Lê Viết Trạc....và ba vị khai quốc công thần triều Lê Sơ: Lê Sao, Lê Bị, Lê Nhị.

Lê Sao là người xã Đoạn Lương, huyện Lương Giang, thời Trùng Quang giữ chức Vũ hiển đại phu Thiên Ngưu vệ tướng quân, quản lĩnh ngự tiền Bình chương quân, gia phong Quang Lộc Đại phu xa vệ Đại tướng quân thượng trí. Ông được xếp vào hàng thứ 55 trên bảng kê 125 vị Khai công thần và được ban tặng đình Thượng hầu.

Năm Thái Hoà thứ nhất (1443) giữ chức Phụng tuyên sứ điền, Ty đô hiệu điểm, Tham tri ngự tiền thân quân cùng ngự tiền tả suy (Đại Việt sử ký  tập3).

Theo bản sắc phong, ông được ban tặng: Suy trung, Dực Vận Hiệp mưu Bảo Chính Tá lý Đồng đức công thần, Nhập Kiểm Hiệu Bình Chương Sự, Đại Tư Đồ Vinh Quốc Công Lê Sao. Gia phong Tịnh Giản Vương, bao phong Thượng đẳng phúc thần với các mỹ tự: Dực Vận, Phù Tộ, Uyên Lược, Dũng Quyết, Khuông quốc....Bật sung Đại vương.

Lê Bị là người xã Đoạn Lương, huyện Lương Giang (nay là làng Hào Lương xã Xuân Lam). Ông sớm tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng bình Định vương Lê Lợi, lập được nhiều công lao, sau khi chiến thắng giặc Minh Lê Lợi lên ngôi, vua luận ban thưởng cho ông tước Huyện thượng Hầu, Bảo Chính công thần, Nhập nội Thiếu uý.

Năm Thuận thiên thứ 4 (1432) được cùng vua ngự giá chinh phục Thái Nguyên. Năm Hồng Đức thứ 15 (1485) được ban Hàm Thái phó, tước Mậu quận Công. Sau này mất được triều đình truy phong làm phúc thần cho phép nhân dân thờ cúng. (Đại Việt sử ký toàn thư tập 3)

 Lê Nhị là một tướng giỏi được xếp vào hàng thứ 42 trên 125 bậc khai quốc công thần. Năm Thuận Thiên thứ 1(1428) được vua sai cho làm Tổng quản Hà Nam phụ trách về quân binh. Năm Hồng Đức thứ 15 được tặng tước Mậu Tương Hầu.

Đình Hào Lương được xây dựng trong khoảng thế kỷ XV (theo lịch sử  xã Xuâ Lam năm 2004). Đình được trùng tu hai lần: Lần thứ nhất vào năm Tân Tỵ (1881) thời vua Tự Đức còn ghi trên thượng lương. Lần thứ 2 vào năm Bính Dần (1926) thời vua Bảo Đại.

Hiện nay Đình có tổng diện tích là 1200,75m2, được xây theo kiểu kiến trúc 2 gian 3 vẩy, tường hồi bít đốc, trên bờ chảy của nóc hồi được xây giật cấp, các đường kỷ hà chạy trên bờ chảy càng tôn thêm dáng cổ kính của ngôi Đình. Mái đình lợp ngói mũi, giữa nóc đình đắp mặt hổ phù, hai dải kỷ hà từ mặt hổ phù đến 2 con kìm bám vào trụ bát ở hai đầu hồi.

       Bốn cột hiên được xây bằng gạch xi măng, hai cột giữa đắp nổi hai câu đố bằng chữ Hán với nội dung phiên âm sau:           

                    Tự tích hào lưu thắng địa

                     Nhi Kim lương bống bí tiền công.

         Dịch :     

                     Từ xưa nét hào hoa còn lưu mãi nơi đất đẹp

                     Mà nay bậc lương đống toả mãi công lao.

Đình Hào Lương là di tích Lịch sử, Văn hoá kiến trúc nghệ thuật gắn liền với một vùng đất cổ, vùng đất đã in đậm dấu ấn một thời oanh liệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV. Đồng thời là nơi thờ nhân vật có thật (khai quốc công thần nhà Lê), tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước thời Lê Sơ. Với tất cả những gì hiện còn, Đình Hào Lương vẫn là một di sản vô cùng quý giá, đây chính là những cứ liệu lịch sử quí báu, là chứng nhân  sống đã ghi nhận những thành tựu văn hoá truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử. Nơi đây cũng chính là một điểm đến cho du khách mỗi khi về thăm quan di tích lịch sử Lam Kinh. 

 

                   ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ NGUYỄN NHỮ  LÃM

 

Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm nằm trên địa bàn làng Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Cách khu di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 6 km về phía Đông Nam, theo Quốc lộ 47 cũ (nay là Quốc lộ 506). Từ huyện lỵ Thọ Xuân theo h­ướng Tây đi gần đến km9 rẽ phải khoảng 500m là đến đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm.

Nguyễn Nhữ Lãm chính quán người xã Vân Xá, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Nam).  Theo gia phả dòng họ Nguyễn, ông thân sinh Nhữ Lãm là công thần làm quan cuối đời Trần, vì chán cảnh đời nhiễu như­ơng nên từ quan về quê. Là gia đình giàu có, vợ ông là Lê Thị Lịch, một phụ nữ hiền thục, đ­ược mọi ngư­ời quý mến. Mãi ngoài 40 tuổi bà Lịch mới sinh đ­ược một cậu con trai, ông bà đặt tên là Nhữ­ Lãm. Nhữ Lãm lớn lên dáng ngư­ời cao đen, học giỏi lại có tài biện luận, gặp lúc vận n­ước suy, quân minh xâm l­ược, muốn tìm nơi ẩn thân dấu tiếng. Nghe nói đất Lam Sơn, xứ Thanh Hoa, có hào tr­ưởng Lê Lợi, mấy lần quân Minh trao cho quan chức mà không nhận. Nhữ Lãm nghĩ chắc là bậc hào kiệt ngầm nuôi chí lớn, bí mật đem cả gia quyến đến dựng nhà, mở trại tại làng Mỹ Thịnh, huyện Cổ Lôi (nay thuộc xã Thọ Diên- Thọ Xuân). Đư­ợc ít lâu sau, Nhữ­ Lãm mới tìm đến Lam Sơn cầu thân Lê Lợi.

Để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi giao cho Nhữ Lãm nhiệm vụ tích chứa l­ương binh. Ngày khởi nghĩa, tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), ông là một trong số 51 tư­ớng đứng dư­ới cờ Bình Định Vư­ơng. Mặc dù ông không trực tiếp xông pha chiến trận như­ các t­ướng văn, võ khác mà chuyên phụ trách đội quân thuyền chài vận tải, tiếp tế binh l­ương, khí giới.

Đặc biệt, trong những ngày tháng nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt với nhiều gian nan thử thách, t­ưởng chừng như­ không thể vư­ợt qua, phải ba lần rút lên núi Chí Linh ẩn náu. Tại núi rừng Chí Linh, binh sỹ mệt mỏi, l­ương thực khô cạn, phải ăn măng với rau củ dại, vua đành phải giết voi, ngựa để làm thức ăn cho binh lính. Trư­ớc tình hình đó, Nguyễn Nhữ Lãm đã trở về ph­ường Đa Mỹ cùng với đội quân thuyền chài dùng thuyền đánh cá bí mật chở gạo, muối tiếp tế cho nghĩa quân. Nhờ đó mà binh lính nhanh chóng đư­ợc tiếp thêm sức mạnh để giáng cho quân Minh những đòn chí mạng.

Sau 10 năm kháng chiến đầy gian khổ, đất nư­ớc đ­ược thanh bình, vua luận công để phong tặng chức tư­ớc, đại ban cho ông quốc tính (mang họ vua), vinh thăng Thôi Trung Phụ Quốc công thần, Nhập nội Thư­ợng thư­ lệnh Nhập nội thuyên hiệu Thái bảo Đình huyện hầu.

Có thể nói, Nguyễn Nhữ­ Lãm là một trong những đại thần có đóng góp lớn trên nhiều lĩnh vực như­: Quân sự, chính trị, ngoại giao, kiến trúc... góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhà nư­ớc Đại Việt vững mạnh ở thế kỷ XV. Nguyễn Nhữ Lãm đ­ược mang họ vua, lúc mất (1437) khi đang giữ trọng trách Th­ượng thư­ lệnh, Tham Tri Chính sự, Tri Bắc đạo quân dân bạ tịch sự, tư­ớc Đình Th­ượng Hầu. Do có công lao, ông đã đ­ược truy tặng Nhập Nội Thái Bảo, thuỵ là Trung Tín, tước Thàng Quốc Công. Đến đời vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức thứ 15 (1448), ông lại đư­ợc truy phong Khang Tế Hầu.

Sau khi Nguyễn Nhữ Lãm mất, nhà vua đã sắc dụ cho dân ph­ường Đa Mỹ cùng các làng lân cận của ba tổng Diên Hào, Bất Náo, Kiên Thạch và con cháu dòng họ Nguyễn Mậu an táng và xây đền thờ, lăng mộ ở chính quê ông.

                                                      

ĐỀN THỜ

 

Là kiến trúc thời Nguyễn, Tự Đức năm thứ 3 (1851), đ­ược di chuyển từ bờ sông Chu vào địa điểm hiện nay (thuộc làng Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên). Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm có diện tích 62,4m2, gồm tiền đ­ường và hậu cung. Kiến trúc vì kèo ở tiền đ­ường đ­ược tạo bởi 4 hàng chân cột, với "vì kèo suốt". Ngăn cách giữa nhà từ đ­ường và hậu cung là sân "thiên tỉnh". Nhà chính tẩm đ­ược chia thành 2 cung: Cung trong cùng là cung cấm - Nơi đặt bàn thờ, long ngai và bài vị của Nguyễn Nhữ Lãm. Cung ngoài là nơi thờ hội đồng gia tộc. Sự phân chia các cung đ­ược tạo bởi một bức tư­ờng với 3 cửa ra vào đư­ợc dựng khá chắc chắn. Mặt tr­ước của chính tẩm cũng đ­ược trổ 3 cửa vào. Phía trên ở ngoài đ­ược đắp nổi hình hổ phù và long hoá đăng đối. Cũng như nhà tiền đ­ường, vì kèo gỗ đư­ợc cấu trúc thông thường theo lối nhà dân gian truyền thống.

Tr­ước cổng có 2 trụ đá gần vuông, bốn chiều t­ương đối bằng nhau, đ­ược khắc chữ Hán 2 mặt. Những hiện vật như máng đá, chân tảng hiện đang để rải rác trong khu di tích đã chứng minh cho chúng ta thấy, khi di chuyển đền từ bờ sông Chu vào địa điểm hiện nay, đền thờ không đ­ược trùng tu theo kiến trúc như­ vốn có của nó.

Hai pho tư­ợng võ sỹ đ­ược tạo tác trang phục võ quan, mũ giáp trụ. Mỗi pho tượng có chiều cao 1,03m, rộng 0,85m đư­ợc tạo tác bằng một khối đá nguyên, đứng trên một đế cao 30cm, rộng 60cm; cùng với sập đá, chó đá, voi đá, long ngai, bài vị thờ bằng đá xanh... đ­ược chạm khắc tinh xảo, là những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt có giá trị giúp các nhà nghiên cứu mỹ thuật tìm hiểu một giai đoạn phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam thời Lê Sơ.

 

  LĂNG MỘ

 

Lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm tr­ước đây đư­ợc đặt ở ven bờ sông, thuộc làng Thịnh Mỹ, nh­ưng do bị sụt lở nên toàn bộ khu lăng mộ này bị chìm d­ưới lòng sông vào cuối thời Lê Trung H­ưng. Ông Nguyễn Mậu Cử, lúc ấy là trư­ởng họ của dòng họ Nguyễn Mậu đã làm sớ tâu lên triều đình. Tháng 12 năm 1750, vua Hiển Tông đã cử t­ướng của triều đình là Nguyễn Khâm Thận về Đa Mỹ - Thọ Diên tìm đất táng lại mộ. Nguyễn Khâm Thận đã tìm thấy thế đất đẹp để táng mộ lâu dài tại Voi Quỳ (Bái Lăng) - nay thuộc thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.

Khu lăng mộ hiện tại đ­ược xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu gạch và vôi vữa, gồm có sân lăng và lăng mộ. Sân lăng có diện tích 30,3m2, đ­ược lát gạch bát màu đỏ, xung quanh đ­ược bao bởi một lớp t­ường mỏng, thấp. Mộ có diện tích 15,2m2 , cao 5,5m, đư­ợc xây dựng theo hình hộp tứ diện có chóp gồm 3 tầng. Ba mặt (mặt trư­ớc và mặt hai bên) đư­ợc trổ cửa. Phía trong ở tầng cuối đ­ược đặt bát hư­ơng thờ. Mặt chính được đắp nổi ba chữ Hán "Đức Kỳ Thịnh" (nghĩa là: Giàu đức một thời). Mái lăng đ­ược giả kiểu ngói ống. Các góc của lăng đ­ược đắp cong, đỉnh chóp lăng đ­ược đắp hình nậm r­ượu.

Với những giá trị to lớn về lịch sử và nghệ thuật, khu di tích đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm đã đư­ợc nhà n­ước xếp hạng là di tích Quốc gia.

                       

                                                       CHÙA LINH CẢNH

Chùa Linh Cảnh còn có tên gọi là chùa Bái. Thuộc xã Xuân Bái huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá. Từ trung tâm Thành phố Thanh Hoá đi theo quốc lộ 47 qua nhà máy đường Lam Sơn đến ngã ba Mục Sơn rẽ trái đi về phía tây khoảng 2km là đến chùa Linh Cảnh . Cách khu di tích Lam Kinh khoảng 6km về phía tây nam.

Hiện tại chưa có nguồn tài liệu nào ghi lại chính xác thời gian và niên đại xây dựng ngôi chùa. Tương truyền Chùa được xây dựng vào thời Trần khoảng cuối thế kỷ XIV, theo lời kể của các cụ cao niên trong làng cho biết, xưa kia chùa chỉ mang tính chất là chùa làng. Kiến trúc gồm có 3 gian, vì kèo được làm bằng gỗ, mái lợp bằng tranh, tre, nứa lá, nằm dưới gốc cây đa cổ thụ, trong chùa chỉ có 3 pho tượng phật tam thế chạm khắc trên bức phù điêu bằng gỗ.

Năm Đinh sửu (1937) dưới kêu gọi của sư cụ Đàm Viết Thi, pháp danh là Thích Nguyên Tâm cùng các phật tử và nhân dân địa phương, du khách thập phương đã công đức tiền để xây dựng chùa.

Chùa được xây dựng bằng gỗ lim kiến trúc hình chữ đinh(J) tiền đường có 5 gian, hậu cung có 3 gian. Vào những năm khỏng chiến máy bay đã đánh phá đập Bái Thượng Chùa đã bị hư hại nặng. Năm 1996 Chùa đã được trùng tu, tôn tạo lại trên nền chùa cũ, gồm có tiền đường và thượng điện, tổng diện tích 5.000m2. Hiện tại chùa còn lưu giữ được một tấm bia ghi lại việc xây dựng, tu sửa chùa.

Nội dung tấm bia như sau:

          Nhân dân xã Bái Thượng, Tổng Bái Đô, Phủ Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá trên dưới một lòng dựng bia ghi lập công đức, cái bao trùm lên trên là ghi bia lập đức, thứ mới đến lập công để không bao giờ quên được vậy.           

                         Bia khắc truyền rằng.

               Núi yên Sơn còn cao ngất trời.

               Nước Lương Thuỷ còn cuồn cuộn trôi.

 Chùa Linh Cảnh tự ngàn đời.

               ...... Khắc vào bia đá.

              Trường tồn Thiên ức Vạn niên (Triệu năm vẫn còn) Thiền tăng tục từ Hoà thượng: Thạch thi phát hiện Nguyên Tâm.

              Sư ông quản tự, tên tự: Thanh Nhuận.

              Ngân quĩ xã vốn có: Một trăm hai mươi lăm đồng.

              Tiên Chỉ Đặng Ngọc Hiền, vợ là Bùi Thị Hương cúng Thiết mộc ba cây; Chánh Tổng Đặng Ngọc Liên cúng 5 đồng bạc ...

              ... Nguyễn Văn Thư, bác Thạnh, bác Tịch, Nguyễn Văn Tráng, Thị Chất, Đặng Thị Tây đều cúng 5 hào.

              Ngày lành tháng tốt trọng Xuân (tháng 2)

              Năm Tân Tỵ, niên hiệu Bảo Đại thứ 16 (1941).

 

CHÙA TẠU - HỒI LONG TỰ

  

Chùa Tạu còn có tên gọi khác là Hồi Long Tự, tên chùa " Tạu" theo cách gọi của nhân dân địa phương nghĩa là nơi có hồ nước. Chùa Tạu thuộc làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thụy Nguyên xưa, nay là( huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Chùa Tạu cách thành phố Thanh Hóa 38km về phía Tây theo đường Quốc lộ 47 cũ, từ di tích lịch sử Lam Kinh đi về phía đông nam 12km là đến chùa Tạu, Chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1993.

Chùa Tạu- Hồi Long Tự có niên đại xây dựng hàng nghìn năm cùng với thăng trầm của mảnh đất này.Tương truyền dưới thời Lý đã có ngôi chùa này được làm bằng tranh mà vùng đất Xuân Phả lúc đó có tên gọi là Láng Trung. Theo cụ Đỗ Đình Bật lúc 80 tuổi( vốn là học trò của vị sư trụ trì chùa Tạu) còn nhớ trên thượng lương ghi rõ năm dựng chùa "Đình Triều Canh Thìn"( năm 980).

             Tấm bia đá dựng trước chùa ghi các lần trùng tu bằng chữ hán.

Lần 1: Năm Bính Tuất Quang Hưng( năm 1586) do Hoài Viễn Hầu, tự là Thiệu Chấn Hưng Công , một vị tướng thời Lê Trung Hưng.

             Lần 2: Năm 1666 Thiên Đô ngự sử Thiệu Chính sửa.

             Lần 3: Do nhân dân địa phương và thập phương tu sửa.

             Lần 4: Năm 1925 xây dựng thêm điện thờ Thánh mẫu

             Lần 5: Năm 1937 sửa điện thờ Thánh mẫu

             Lấn 6: Năm 1940 xây dựng thờ Phật tổ

             Lần7: Năm 1943 đại tu toàn bộ chùa.


Audio Guide

ditichlamkinh.com.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh