"Theo Lam Sơn Thực lục" cho thấy hai ông Lê Lôi, Lê Chiến tên thật là Trương Lôi - Trương Chiến, các ông từng tham gia hội thề Lũng Nhai và tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Do 2 ông có nhiều công lớn nên được vua ban Quốc tính đổi thành Lê Lôi, Lê Chiến.
Đền được dựng giữa thửa đất nhìn về hướng đông nam. Đền thờ gồm 3 gian được xây dựng bằng gạch, gỗ, mái lợp ngói....nằm trong khuân viên hiện nay có diện tích 600m2, bao bọc xung quanh di tích là mầu xanh xum xuê của những cây vải cổ thụ. Di thờ đền thờ hai vị khai quốc công thần họ Lê Trương được xây dựng từ lâu đời trên khu đất của dòng họ. Trong di tích còn lại những đồ thờ: Sập tiền, long ngai, bình hương, hòm đựng sắc phong. Ở hai bên câu đầu mỗi bên có khắc 7 chữ hán bên trái chữ nổi, bên phải chữ chìm. Chữ thứ 7 ở mỗi bên bị tẩy xóa chỉ còn đọc được 6 chữ câu đầu bên trái "Tọa Hợi hướng Tỵ vạn niên" câu đầu bên phải "Cường hạnh đơn môn trọng đông".
Trong đền thờ còn lưu giữ một số di vật nguyên mẫu thời Lê: 2 sắc phong, 1 bát hương sành, 1 hương án và 1 mâm bồng bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Hai sắc phong ấy đều ghi ngày 2 tháng 7 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 14 (1753).Nội dung sắc phong cụ Trương Lôi, tạm dịch như sau: " Sắc phong bậc công thần vì vận mệnh quốc gia mà dẹp giặc xây dựng đất nước hưng thịnh, sáng nghĩa cao cả, bậc Đại phu Tả xả kỵ Vệ Đại Tướng quân Thái Bảo Triều Quận Công trụ cột cao cả Trương Lôi được ban họ vua là Lê Lôi; có tài năng hết lòng hết sức ở trận Mường Cốc, Linh Sơn... tham gia khởi nghĩa phò quốc gia quét giặc phương Bắc giữ vững biên cương, khi tại chức đã vì nước lập quy ước sáng suốt, chỉnh đốn chính thể trước sau có nhiều công huân toàn vẹn xứng đáng phong tặng thêm là tiên phong mở phủ phò vua giúp nước Thượng Tướng Quân Thái Phó Quận Công Lê Lôi, ban thưởng Tướng công tên thuỵ Trực Nghi".
Nội dung sắc phong cụ Trương Chiến (con trai trưởng cụ Trương Lôi), tạm dịch như sau: " Sắc phong bậc công thần vì vận mệnh quốc gia mà dẹp giặc xây dựng đất nước hưng thịnh, sáng nghĩa cao cả, Đại phu thiết đột kỵ vệ quân nội hầu trụ cột quốc gia Thiếu uý Trương Chiến đứng đầu quân thiết kỵ hết lòng hết sức ở trận Mường Cốc, phò vua dẹp yên giặc phương Bắc khôi phục nước nhà, vì nước quên mình, trước sau nhiều huân công to lớn toàn vẹn vì vận mệnh quốc gia. Do đó, vâng theo chiếu chỉ phục hồi đất nước phồn vinh có triệu mưu lược trừ bọn cuồng tặc phản loạn ở nơi xa. Công đức muôn đời ơn soi sáng mãi. Được phong thêm Tứ trụ Thái Bảo Lý Quận Công trụ cột quốc gia Lê Chiến, ban thưởng Tướng công vì có cả văn công võ công tên thuỵ Trực Chính"
Điều đặc biệt là ở Hải Hoà vẫn giữ họ Lê Trương suốt 6 thế kỷ nay. Mặc dù từ thời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đã cho phép con cháu các bậc Khai quốc công thần được trở lại họ gốc của mình để thờ phụng tổ tiên nhưng hậu duệ của 2 cụ tại quê nhà vẫn giữ họ vua ban (Lê) và họ gốc (Trương) rồi ghép thành họ Lê Trương. Dòng họ Lê Trương đã trở thành một trong dòng họ lớn ở đây (70 hộ với hơn 400 nhân khẩu trong đó có 226 suất đinh).
Từ đó đến nay, mọi việc thờ cúng, tu sửa đền thờ Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi - Trương Chiến đều do mọi người trong dòng họ Lê Trương tại quê gốc tự lo liệu tu sửa. Cũng nhờ sự tâm huyết gìn giữ dấu ấn thiêng tiên tổ của các chi nhánh trong dòng họ Lê Trương ở Hải Hoà mà sau 600 năm trải qua bao cuộc thăng trầm đổ vỡ...đền thờ Bình Ngô khai quốc công thần Trương Lôi - Trương Chiến vẫn trường tồn nét son lịch sử để hậu duệ họ Trương các vùng miền trở về tụ hội chiêm bái và nhận họ hàng thân