Trong quá trình nghiên cứu gần một thế kỷ qua, khu trung tâm Lam Kinh đã được các nhà nghiên người cứu Pháp và Việt Nam tiến hành khảo sát, tiến hành các đợt khảo sát và khai quật khảo cổ học. Đặc biệt từ năm 1996 đến nay, Lam Kinh được tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống. Kết quả nghiên cứu đã từng bước khái quát đặc trưng di tích di vật, trên cơ sở đó tìm hiểu niên đại các bước diễn triển của trung tâm Lam Kinh.
Các di tích kiến trúc ở trung tâm di tích Lam Kinh bao gồm di tích Điện miếu thờ có qui mô khá lớn nằm trong vị trí trung tâm, bên cạnh đó là các di tích phụ cận phục vụ cho các điện miếu thờ: Tả vu - Hữu vu, hệ thống tường thành bao bọc.
Các kiến trúc ở trung tâm Lam Kinh được bao bọc bởi hệ tường thành đều là các công trình có qui mô to lớn thể hiện trình độ kỹ- mỹ thuật cao với hai lớp kiến trúc
Lê Sơ và Lê Trung Hưng. Các mặt bằng hình chữ Công, hình chữ nhật xếp hình vòng cung đặc biệt lần đầu tiên được xác định vào thời Lê Sơ.
Các di tích lăng mộ còn tương đối đầy đủ với cấu trúc lăng mộ bia đá thực sự là những công trình, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc duy nhất không nơi nào có được. Các công trình kiến trúc như Cầu Bạch, sông Ngọc hồ Tây, hồ Như Áng kênh dẫn nước, khu tập kết vật liệu, lò nung...đã cho thấy qui mô to lớn của trung tâm Lam Kinh, đồng thời cho thấy hệ thống di tích thời Lê ở nơi đây. Các công trình này được xây dựng trên cơ sở tận dụng, cải biến môi trường tự nhiên, kết hợp tư duy "phong thủy" thực sự tạo cho trung tâm Lam Kinh một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm vào tâm thức dân gian.