Loading...
ditichlamkinh.com.vn

Lời ngỏ

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV …

QUAN CHẾ PHỤC SẮC THỜI LÊ SƠ


Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – cuộc đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc kéo dài 10 năm (1418 – 1427). Năm 1427, cuộc khởi nghĩa giành toàn thắng, ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê  Lợi lên ngôi vua tại kinh thành Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, xưng Lê Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Sau khi lêm ngôi vua ra sắc dụ cho các tước, công, hầu, bá, các quan văn văn võ và nhân dân rằng: “Trẫm nghĩ các bậc đế vương xưa, nhân được thời mà ra trị nước, tất phải đặt quan phân chức, xây dựng kỷ cương, để định rõ chế độ cho một đời, mở ra nền thái bình cho muôn thuở”1.

Năm 1429, vua Lê Thái Tổ đặc ban biển ngạch công thần cho 93 viên và quy định quan phục cho các quan “quan võ từ Thượng tướng tước Trí tự Trước phục hầu trở lên, đều có mặc áo màu đỏ tía, quan văn từ Nhập nội đại hành khiển Quan phục hầu trở lên, cũng cho mặc áo đỏ tía”2.

Đến đời vua Lê Thái Tông, vào những năm 1434 – 1437, triều đình Lê Sơ lần lượt quy định bá quan văn võ nhất loạt đội mũ Cao Sơn. Đến giữa năm 1437, vua Lê Thái Tông lệnh cho Nguễn Trãi và Lương Đặng đặt định lại chế độ quan phục. Kể từ đây, một phần quy chế áo mũ của nhà Minh được áp dụng vào triều đình Đại Việt, làm tiền đề cho những đợt sao phỏng Minh chế diễn ra dưới thời vua Lê Thánh Tông và các triều vua Lê, Nguyễn về sau.

Theo quy chế mới: “Về lễ thì có lễ đại triều và lễ thường triều. Tế trời, cáo miếu, ngày thánh tiết, ngày chính đám, thì làm lễ đại triều, Hoàng đế mặc áo cổn, đội mũ miện, lên ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc triều phục, đội mũ chầu. Còn những ngày mồng một, ngày rằ hàng tháng thì Hoàng đế mặc áo bào vàng, đội mũ xung thiên, ngồi ngai báu, trăm quan đều mặc công phục, đội mũ phác đầu. Lễ thường triều thì Hoàng đế mặc áo hoàng bào, đội mũ xung thiên, ngồi sập vàng, trăm quan mặc thường phục cổ tròn, đội mũ sa đen. Về nhạc thì có nhạc tế Giao, nhạc tế Miếu, nhạc tế Ngũ tự, nhặc cứu khi có nhật thực, nguyệt thực, nhạc đại triều, nhạc thường triều, nhạc cửu tấu khi đại yến, nhạc dùng trong cung…”3.

Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 7 (1466), định màu phẩm phục cho các quan văn võ: từ thất phẩm đến tam phẩm mặc áo màu hồng, tứ ngũ phẩm, mặc áo màu lục, ngoài ra đều mặc áo màu xanh.

Năm Hồng Đức thứ 2 (1471), mùa đông, ban mẫu họa đồ về hoa dạng của bổ tử. Phàm các vật muông, thì công hầu bá và phò mã vẽ một con, quan văn võ hàng chính phẩm thì vẽ hai con, phẩm tòng vẽ hai loại con, ngự sử và đường thượng quan vẽ một loại con, phân ty vẽ hai con. Còn như các hình mây, nước, sông, núi, cây, hoa thì nhiều hay ít, phức tạp hay đơn giản đều cho thêu vẽ tùy ý, không phải câu nệ; các kiểu màu xanh, vàng, đỏ, trắng, biếc, lục, cho được tự chọn mà thêu, cũng không cần phải cứ là kim tuyến, còn như thêu hình mây, núi, sông, nước cầm thú mà thêu kim tuyến cũng cho”4.

Ngày 26 tháng 5 năm 1486, vua Lê Thánh Tông quy định, “Kể từ nay, các quan văn võ vào chầu thì đội mũ sa đen, hai cánh đều nhất luật hơi ngả về phía trước, không được tự hoặc làm ngang, hay lệch.

Năm thứ 19 (1488), định triều phục kiểu mới, kiểu áo dài cách đất 2 tấc, tay áo rộng 1 thước 3 tấc.

Hiến Tông, năm Cảnh Thống thứ 2 (1499), tháng 12, định rõ y phục thường triều (từ tháng 10 trở đi, mặc áo là bằng gai tơ, từ tháng 2 trở đi, mới mặc áo sa).

Quy chế triều phục của bá quan Đại Việt năm 1500, “Hoàng thân đội mũ Phốc đầu sức vàng, đai sừng tê sức vàng, Bổ tử Kỳ lân, phục sắc màu tía”5.

 

Phẩm cấp

Quan văn

Quan võ

Đai

Bổ tử

Phục sắc

Đai

Bổ tử

Phục sắc

Nhất phẩm

Phốc Đầu sức bạc

Đai sừng tê sức bạc

Tiên hạc

Đỏ

Phốc Đầu sức bạc

Đai sừng tê sức bạc

Sư tử

Đỏ

Nhị phẩm

Phốc Đầu sức bạc

Đai sừng tê sức bạc

Tiên hạc

Đỏ

Phốc Đầu sức bạc

Đai sừng tê sức bạc

Sư tử

Đỏ

Tam phẩm

Phốc Đầu sức bạc

Đai đồi mồi sức bạc bọc là đỏ

Cẩm kê

Đỏ

Phốc Đầu sức bạc

Đai đồi mồi sức bạc bọc là đỏ

Bạch trạch

Đỏ

Tứ phẩm

Phốc đầu trơn

Đai đồi mồi sức thau bọc là đỏ

Khổng tước

Lục

Nón bạc

Đai đồi mồi sức thau bọc là đỏ

Hổ

Lục

Ngũ phẩm

Phốc đầu trơn

Đai đồi mồi sức thau bọc là đỏ

Vân nhạn

Lục

Nón bạc

Đai đồi mồi sức thau bọc là đỏ

Báo

Lục

Lục phẩm trở xuống

Phốc đầu trơn

Đai tốc hương viền thau bọc đoạn thâm

Bạch nhàn

Xanh

Nón son

Đai tốc hương viền thau bọc đoạn thâm

Tượng

Xanh

Từ năm 1500 trở đi, triều đình ra quy chế áo mũ mới cho bá quan. Lúc này, mũ Phốc đầu được quy định làm Triều phục, kết hợp với áo bào cổ tròn đính Bổ tử, thường gọi là Bổ phục./.

Chú thích:

  1. Lê triều quan chế, Viện sử học, Nxb Văn hóa thông tin – Hà Nội 1977, Tr.9.
  2. Đại việt sử ký toàn thư (tập II) – Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH 1998, Tr.301
  3. Đại việt sử ký toàn thư (tập II) – Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH 1998, Tr.338
  4. Lịch triều hiến chương loại chí (tập II) – Quan chức chí – Lễ nghi chí, Nxb trẻ, Tr.294
  5. Ngàn năm áo mũ - Lịch sử trang phục Việt Nam giai đoạn 1009-1945, Nxb Thế giới, Tr.175
  6. Bài; Lê Thị Dịu
  7. Cán bộ phòng nghiệp vụ Ban QLDTLK

 


Audio Guide

ditichlamkinh.com.vn

Thống kê

        Hướng dẫn tìm đường

 

 

Khu di tích lịch sử Lam Kinh
 
Định vị thiết bị

Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh