Lời ngỏ Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê - nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV … |
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh có diện tích khoanh vùng bảo vệ khoảng 200 ha nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân) và xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), tỉnh Thanh Hóa. Với lợi thế về mặt cảnh quan với hệ thống rừng đặc dụng, sông, hồ bao bọc lấy các công trình điện, miếu trung tâm và lăng mộ của các vị vua, hoàng thái hậu
Đến với Khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, ngoài việc thăm quan khu chính điện, thái miếu trung tâm và lăng mộ của các vị hoàng đế, thái hậu, du khách còn được tìm hiểu thêm về lịch sử thông qua các hiện vật trưng bày trong Phòng trưng bày của Khu di tích.
Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, con trai thứ tư của Thái Tông, mẹ là Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Vua sinh ngày 20 tháng 7 năm đại Bảo thứ 3 (1442). Hoàng tử Tư Thành có “Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ ngoài tuấn tú, nhân hậu rạng rỡ, nghiêm trang, thật là bậc thông minh, xứng đáng làm vua, bậc trí dũng để giữ nước”1.
Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh do nhà Hồ lãnh đạo năm 1407, nước ta rơi vào cảnh lầm than. Trước sự thống trị tàn bạo của giặc Minh, hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra từ vùng đồng bằng cho đến miền núi, trong đó, mảnh đất Lam Sơn nơi người anh hùng Lê Lợi đang tích cực chuẩn bị lực lượng nổi lên như một trung tâm khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – cuộc đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc kéo dài 10 năm (1418 – 1427). Năm 1427, cuộc khởi nghĩa giành toàn thắng, ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi vua tại kinh thành Thăng Long, đặt tên nước là Đại Việt, xưng Lê Thái Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Với chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Minh vào thế kỉ 15, nhà Lê xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh dựa trên Nho giáo, để thúc đẩy nền kinh tế, các ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển với nhiều làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Chu Đậu (Hải Dương),
Công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật được Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng, xem đó là hoạt động thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của vùng đất Lam Sơn và vương triều Hậu Lê.
Hổ là một linh vật trong 12 con giáp, gắn liền với văn hóa phương Đông. Hình tượng hổ hay chúa sơn lâm đã xuất hiện từ lâu đời và gắn bó với lịch sử của loài người. Hổ tượng trưng cho sức mạnh, thanh thế, oai linh và huyền bí. Nếu Rồng là biểu tượng cho vua chúa, vương quyền thì hổ là biểu tượng cho các vị tướng.
Hướng dẫn tìm đường
Khu di tích lịch sử Lam Kinh
Thị trấn Lam Sơn - Thọ Xuân - Thanh Hóa
0932.355.264
0932.355.264
info@lamkinh.vn
Bản quyền 2017 thuộc Ban quản lý Di tích Lam Kinh